Tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh?

Tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh? Lý do nào mà bản kế hoạch lại quan trọng như vậy? Có nhiều việc cần phải thực hiện như đăng ký tên doanh nghiệp, mã số thuế và xin các loại giấy phép cần thiết thì bản kế hoạch sẽ là vấn đề trọng tâm và xuyên suốt từ lúc bạn bắt đầu cho đến khi còn kinh doanh. Dưới đây là 10 lý do cốt lõi mà Việt Hương đã tổng kết dựa trên kinh nghiệm của mình.

Tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh
Tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh (Nguồn: myphamviethuong.vn)

1. Để khẳng định rằng bạn nghiêm túc

Khi kinh doanh bạn không thể một mình làm được tất cả, bạn còn phải có mục tiêu lý tưởng rõ ràng để thuyết phục nhiều người khác gắn bó với bạn. Do đó nếu bạn không có kế hoạch thì đồng nghĩa với việc bạn đang không nghiêm túc với chính mình, vậy thì chẳng có lí do gì mà người khác sẽ đồng hành cùng bạn gây dựng công ty.

2. Định hướng doanh nghiệp

Bản kế hoạch cũng như chiếc la bàn cho doanh nghiệp vậy, để phát triển một công ty hay một doanh nghiệp lớn nhỏ thì bạn sẽ không thể nào bước chân ra thị trường vô cùng cạnh tranh mà không có vũ khí gì cả.

Định hướng doanh nghiệp
Định hướng doanh nghiệp (nguồn: myphamviethuong.vn)

Bản kế hoạch định hướng phát triển dựa trên thế mạnh, tiềm năng hiện có của chính doanh nghiệp và công ty. Phát huy thế mạnh nhằm hạn chế rủi ro, đưa ra được những quyết định sáng suốt để có thể cấu trúc, điều hành công ty hay doanh nghiệp phát triển trơn tru.

3. Đánh giá tính khả thi

Khi bạn mới khởi nghiệp hay có ý định thành lập công ty thì sẽ có những mục tiêu nhất định của mình về thị trường. Do đó bản kế hoạch sẽ là công cụ đánh giá lại tính khả thi của những mục tiêu đó.

Có không ít trường hợp vì bỏ qua bước đánh giá tính khả thi mà đến lúc tiến hành kinh doanh thì sẽ vô cùng khó khăn dẫn đến phải ngừng hoạt động.

Một số nguyên nhân có thể kể đến như: không dự trù ngân sách phù hợp với khả năng tài chính của công ty. Mục tiêu kinh doanh không có dẫn đến công ty hoạt động không có mục đích, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cốt lõi. Mục tiêu kinh doanh vượt quá khả năng thực tế hay còn gọi là ảo tưởng. 

4. Thiết lập các cột mốc kinh doanh

Một bản kế hoạch kinh doanh chu đáo sẽ chia nhỏ mục tiêu to lớn thành các cột mốcđể doanh nghiệp hay công ty luôn đi đúng hướng và nhanh chóng xử lý các điểm nóng.

Thiết lập cột mốc kinh doanh
Thiết lập cột mốc kinh doanh (Nguồn: myphamviethuong.vn)

Khi bạn có hay không đạt cột mốc mà mình đề ra thì đều phải dừng lại và đánh giá khách quan về tất các yếu tố quan trọng của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định phù hợp và tiến về phía trước.

5. Thu hút đối tác

Bạn có ý tưởng to lớn hay đã có thành quả sau một thời gian kinh doanh, với các bước tiếp theo để công ty phát triển mạnh và bền vững hơn cần rất nhiều nguồn lực không chỉ là kĩ năng, vốn mà còn cả yếu tố con người thì làm thế nào để bạn thu hút được tất cả.

Đối tác kinh doanh
Đối tác kinh doanh (Nguồn: myphamviethuong.vn)

Bản kế hoạch chi tiết và đầy đủ sẽ tăng khả năng kêu gọi được vốn, thu hút được các nhà đầu tư và đối tác mà bạn đang mong muốn kết hợp. Tại đây tôi khuyên bạn không nên làm giả bất kì số liệu nào, sự không trung thực trong kinh doanh chắc chắn sẽ tác động không hề nhỏ tới công ty hay doanh nghiệp của bạn. 

6. Hiểu rõ sự cạnh tranh của công ty và doanh nghiệp

Trong một bản kế hoạch kinh doanh không thể không phân tích sự cạnh tranh. Mỗi công ty hay doanh nghiệp đều có cho mình một sản phẩm cốt lõi, theo từng giai đoạn và tầm nhìn sẽ có định hướng sản phẩm thế mạnh khác nhau, để rõ ràng được thì bạn phải phân tích được sự cạnh tranh.

Tất cả công ty và doanh nghiệp đều phải liên tục cạnh tranh trên thị trường theo cách trực tiếp và gián tiếp. Điều quan trọng nhất là phải đánh giá chính xác lợi thế cạnh tranh của công ty, nếu không bạn phải tìm hiểu và làm thế nào để có được điều đó.

7. Hiểu rõ khách hàng

Kế hoạch kinh doanh không chỉ quan tâm đến doanh thu mà còn phải giúp công ty tìm hiểu được khách hàng tiềm năng của mình. Lý do tại sao họ lại mua hàng? Lý do tại sao không mua lại? Lý do tại sao không mua hàng? Rất nhiều câu hỏi cần đặt ra để bạn thấy hiểu khách hàng của mình.

Hiểu rõ khách hàng
Hiểu rõ khách hàng (Nguồn: myphamviethuong.vn)

Mục tiêu chính của việc này là giúp công ty thu hút được thêm khách hàng mới, mở rộng tệp khách hàng của mình, cải thiện chất lượng sản phẩm hay dịch vụ để tăng tỷ lệ mua hàng từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của chính công ty đó.

8. Đánh giá lại các ý tưởng nếu có

Trước hay trong quá trình kinh doanh bạn thường nảy sinh rất nhiều ý tưởng, có thể ở thời điểm đó sẽ không phù hợp nhưng trong tương lai thì lại khác, bạn hoàn toàn có thể ghi chú ý tưởng, theo dõi kế hoạch kinh doanh và đánh giá lại bất kì lúc nào. Đừng quên rằng phải ghi rõ lý do tại sao không áp dụng được từ đó đúc rút được kinh nghiệm cho các kế hoạch sắp tới.

9. Xác định nhu cầu về tài chính

Công ty hay doanh nghiệp của bạn cần bao nhiêu vốn? Chi như thế nào và chi vào những khoản nào? Quá trình này là cần thiết để giúp chi tiêu có hiệu quả, tránh lãng phí vào những khoản không cần thiết và dự trù được chi tiêu trong tương lai cho một số vấn đề bất ngờ mà không lường trước được.

10. Đánh giá được cơ hội

Có bao giờ bạn ở trong hoàn cảnh rằng mình có rất nhiều ý tưởng nảy sinh, đi đâu làm gì cũng đều thấy cơ hội ở quanh mình. Thực tế đó là ở trong suy nghĩ và tưởng tượng của bạn, lúc này bản kế hoạch sẽ có dữ liệu chi tiết để bạn đánh giá được cơ hội đó có chính xác hay không, tránh việc mải mê theo đuổi một cơ hội sai lầm, mất thời gian công sức và cả tiền bạc.

Với 10 lý do cốt lõi kể trên thì tôi tin rằng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh?” Xin lưu ý thêm với bạn rằng không có cách nào để chắc chắn một bản kế hoạch là đúng hay sai, điều quan trọng là bản kế hoạch đó có rõ ràng, có đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với bạn hay không. 

Đánh giá bài viết

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *