Tại sao kinh doanh phải tuân thủ pháp luật?

Nhiều người mới kinh doanh thường thắc mắc “Tại sao kinh doanh phải tuân thủ pháp luật?”, một số người tiêu cực hơn luôn có sự ác cảm đối với các quy định, e ngại và tìm cách để lách luật nhằm trục lợi cho chính họ hay doanh nghiệp, công ty của họ. Đối với cá nhân và công ty có tư tưởng như vậy thì chắc chắn không thể tồn tại lâu dài.

Tại sao kinh doanh phải tuân thủ pháp luật
Tại sao kinh doanh phải tuân thủ pháp luật (Nguồn: myphamviethuong.vn)

Các quy định của pháp luật được đưa ra để bảo vệ công ty, doanh nghiệp, người tiêu dùng và người lao động. Khi các công ty không tuân thủ pháp luật thì hậu quả có thể rất nghiêm trọng và ảnh hưởng về lâu về dài. Ngoài các hình phạp pháp lý theo quy định thì một công ty, doanh nghiệp còn có thể đối mặt với việc giảm uy tín, giảm danh tiếng, thiệt hệ nặng nề về tài chính và dẫn đến nguy cơ phá sản. Đây chắc chắn là những điều mà không ai muốn trải qua.

Vì vậy, trước khi kinh doanh hay thành lập công ty bạn cần tìm hiểu rõ ràng quy định của pháp luật. Để nắm rõ được thì cần phải mất nhiều công sức tìm hiểu, nghiên cứu nhưng rất đáng để tránh những hậu quả đáng tiếc. Nhiều quy định kinh doanh sẽ liên quan đến sức khoẻ, an toàn lao đồng, phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm, thuế và quảng cáo. Dưới đây là một số hậu quả có thể xảy ra nếu không tuân thủ pháp luật.

Bị phạt tiền

Ví dụ đối với cả sản phẩm liên quan tới an toàn sức khoẻ nếu vi phạm thì tiền phạt rất lớn và hoàn toàn chủ doanh nghiệp có thể bị liên đới, bị đi tù. Luật pháp đưa ra do đó bắt buộc người kinh doanh phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Thử hình dung một sản phẩm hay dịch vụ của bạn quảng cáo rầm rộ trên thị trường nhưng khi truy cứu thì lại không đảm bảo chất lượng thì hệ quả vô cùng lớn. Chỉ cần tuân theo một quy định đơn giản mà bạn đã tiết kiệm được rất nhiều tiền về lâu về dài.

Mất khách hàng

Pháp luật rất công bằng, nhằm bảo vệ doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Khi công ty không tuân thủ quy tắc thì chắc chắn khách hàng không thể tin tưởng được. Ngày nay khi internet rất phát triển thì chỉ cần một hoạt động tiêu cực với khách hàng thì hoàn toàn có thể khiến cả công ty bị ảnh hưởng.

Khách hàng mất niềm tin vào thương hiệu
Khách hàng mất niềm tin vào thương hiệu (Nguồn: myphamviethuong.vn)

Khi công ty nhắm mắt làm ngơ bỏ qua các quy tắc sẽ dần dần đánh mất lòng tin của người tiêu dùng. Nó làm cho chính công ty đó mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nếu bạn cho rằng khách hàng mới không biết gì thì chính bạn đang mắc sai lầm nghiệm trọng. Tóm lại, việc không tuân thủ pháp luật có thể tác động nghiêm trọng tới lợi nhuận của công ty.

Ảnh hưởng tới hình ảnh công ty

Nếu công ty bạn ngó lơ các quy định thì trước sau gì cũng sẽ nhận các thiệt hại không đáng có. Một trong những hậu quả nặng nề nhất là thiệt hại về danh tiếng, hình ảnh của công ty. Khi internet bùng nổ, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ và kết nối hàng triệu con người trên khắp tổ quốc thì chỉ cần tin tức xấu về 1 hoạt động nào đó của công ty có thương hiệu rất dễ dàng bị lan truyền một cách mất kiểm soát. 

Nếu công ty coi thường pháp luật thì cũng đồng nghĩa với coi thường khách hàng, coi thường người lao động. Khi hình ảnh xây dựng bấy lâu nay sụp đổ thì gần như không thể khôi phục lại.

Gián đoạn kinh doanh

Việc gián đoạn kinh doanh hoàn toàn có thể xảy ra do công ty không thực hiện theo đúng pháp luật, một số trường hợp sẽ bị thanh tra bất chợt toàn bộ hoạt động. Quá trình thanh tra bất ngờ nếu phát hiện sai phạm thì hoàn toàn có thể bị kéo dài nhiều ngày để kiểm tra chi tiết. Đừng để chỉ vì một vài sai phạm mà khiến cả công ty phải tạm ngưng kinh doanh, gây tốn kém tiền của, thời gian và công sức.

Tước giấy phép kinh doanh

 Việc tước giấy phép kinh doanh cho thấy rằng bạn đang vi phạm ở mức độ cao theo luật của nhà nước. Một số nguyên nhân phổ biến như công ty lâu ngày không hoạt động, thông tin kê khai không chính xác hoặc công ty hoạt động chui, người đứng đầu trong doanh nghiệp bị cấm thành lập doanh nghiệp, không gửi các báo cáo đúng định kỳ,…ngoài ra có nhiều lý do khác nhau còn tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm của bạn và sẽ được quyết định bởi toà án.

Cáo buộc hình sự

Thực tế chả ai muốn mình vào hoàn cảnh như thế này cả nhưng có rất nhiều công ty kinh doanh trái pháp luật, lừa đảo người tiêu dùng. Những trường hợp như thế này đã gây hậu quả nghiêm trọng thì ngoài việc đền bù thì có thể bị đi tù, thời gian bao lâu tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm. 

Cáo buộc hình sự và bị đi tù
Cáo buộc hình sự và bị đi tù (Nguồn: myphamviethuong.vn)

Nếu đã bị đi tù thì chắc chắn tiền án tiền sự sẽ theo người đó suốt đời, rất khó khăn để kiếm việc hoặc xin giấy phép hành nghề, một số trường hợp bị cấm hoạt động vĩnh viễn.

Kết luận

Với 6 lý do trên thì hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời của câu hỏi “Tại sao kinh doanh phải tuân thủ pháp luật?” Dù bạn kinh doanh bất kì ngành nghề nào thì phải dựa trên pháp luật, có như vậy mới tự do và doanh nghiệp sẽ ngày càng bền vững.

Đánh giá bài viết

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *