Kinh doanh mỹ phẩm là thị trường sẽ cực kỳ phát triển trong những năm mới đây, nếu như bạn có đam mê thì đừng bỏ lỡ hãy bắt đầu ngay hôm nay. Sau đây sẽ là 9 Bước kinh doanh mỹ phẩm thành công hạn chế rủi ro được chia sẻ bởi rất nhiều người bán mỹ phẩm đi trước.
Lý do nên kinh doanh mỹ phẩm
Có nhiều lý do để bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm. Bạn đam mê kinh doanh chẳng hạn và đồng thời có kinh nghiệm sở thích về trang điểm, chăm sóc da, nước hoa thì ứng dụng luôn vào việc buôn bán sẽ vô cùng hợp lý. Bạn có thể tự biến tầm nhìn, ý tưởng của mình thành hiện thực với một công ty của chính bạn. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy sự tự do tài chính, thoải mái hơn khi có thể làm việc tại nhà, lịch trình linh hoạt, dành thời gian và nỗ lực của mình để phát triển một mục tiêu khác.
Tạm dừng các lí do cá nhân thì chúng ta cũng cần xem xét các thông tin thiết thực trước khi tiến hành kinh doanh một mặt hàng nào đó. Chính vì vậy Việt Hương có sẵn 1 bài viết để giải thích vì sao bạn nên tham gia thị trường mỹ phẩm càng sớm càng tốt. Xem bài viết tại đây
9 Bước để kinh doanh mỹ phẩm thành công
Kinh doanh mỹ phẩm đòi hỏi bạn phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức. Do đó bạn cần phải nghiền ngẫm các bước quan trọng mà Việt Hương chia sẻ dưới đây để tránh được những sai lẩm phổ biến và nắm bắt được cơ hội tốt nhất. Cùng Việt Hương nghiên cứu ngay bí quyết kinh doanh mỹ phẩm thành công dưới đây nào!
Bước 1: Thuộc lòng các rủi ro phổ biến khi buôn bán mỹ phẩm
Sở dĩ Việt Hương cho đây là bước đầu tiên bởi không ít khách hàng mà Việt Hương làm việc và trao đổi đều mắc nhiều sai lầm cực kỳ phổ biến dẫn đến tiêu tốn tài nguyên, tiền bạc và công sức một cách bất hợp lý. Thuộc lòng các rủi ro và đưa thành các checklist cần lưu ý thường xuyên sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều nguồn lực vào các vấn đề không đáng có. Việt Hương cũng đã dành riêng một bài viết để bạn dễ dàng đọc, nghiên cứu cũng như góp ý cho Việt Hương tại đây: 6 Rủi ro khi kinh doanh mỹ phẩm
Bước 2: Tìm hiểu kiến thức liên quan tới mỹ phẩm
Nếu như bạn muốn kinh doanh mỹ phẩm hay kinh doanh bất cứ mặt hàng nào đều cần có kiến thức về mặt hàng đó. Bước quan trọng tiếp theo nếu muốn kinh doanh mỹ phẩm chính là tìm hiểu, trau dồi các kiến thức liên quan đến như làn da, mái tóc hay, thành phần, công nghệ. Mỹ phẩm có nhiều loại từ các sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc, mỹ phẩm trang điểm, mỹ phẩm dùng cho làn da cơ thể. Mỗi người một cơ địa khác nhau ví dụ da dầu, da khô, da hỗn hợp thiên dầu…, thế nên bạn cần hiểu khách hàng cần gì để tư vấn chính xác và phù hợp.
Dựa theo kinh nghiệm bán mỹ phẩm của nhiều người trước. Bạn nên tìm hiểu các kiến thức về làn da mái tóc, bộ phận sử dụng sản phẩm mỹ phẩm ở các tài liệu khoa học, các trang tin tức có độ tin cậy cao hoặc các trang thông tin chính thống từ các bệnh viện da liễu. Các bác sĩ da liễu đang dùng mạng xã hội ngày một nhiều hơn, nếu như là một người chưa có nhiều kinh nghiệm về mỹ phẩm hãy follow họ để có thêm kiến thức cần thiết.
Đối với mỹ phẩm, ngoài việc đọc hướng dẫn từ nhà sản xuất, bạn cần tạo thói quen đọc hiểu thành phần trong từng sản phẩm. Hiểu rõ thành phần nào, tỷ lệ ra sao sẽ có tác dụng thế nào với người dùng. Đây là kiến thức giúp bạn tự tin thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn. Với các người buôn bán mỹ phẩm thương hiệu độc quyền, họ sẽ được các trình dược viên tư vấn kỹ lưỡng về công thức, thành phần, loại da phù hợp để người bán hàng tư vấn khách hàng một cách tự tin nhất.
Bước 3: Nghiên cứu thị trường – Lựa chọn sản phẩm kinh doanh
Để việc buôn bán mỹ phẩm trở nên dễ dàng thì người chuẩn bị kinh doanh thường sẽ chọn hướng đi an toàn hơn đó là bán những sản phẩm ít cạnh tranh, sản phẩm có khả năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.
Nếu như sản phẩm bạn lựa chọn kinh doanh đã xuất hiện nhiều trên thị trường thì hãy truyền thông sản phẩm một cách “đặc biệt” bằng cách tạo ấn tượng với khách hàng bằng nhiều cách thức khác nhau. Ví dụ như nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, khách hàng đang cần gì mà mình đáp ứng được, các bên đối thủ chưa làm rõ hoặc không có. Lấy đó là USP để bán hàng, truyền thông. Một số cách khác đó là thuê người nổi tiếng đánh giá sản phẩm, tạo các chương trình hấp dẫn đặc sắc trên kênh online. Tất cả các công việc kể trên đó chính là nghiên cứu thị trường và tìm được hướng đi phù hợp với thị trường bạn nhắm tới.
Tóm lại sau khi thực hiện nghiên cứu thị trường bạn cần phải trả lời được câu hỏi xu hướng thị trường hiện này là gì? Người tiêu dùng đang cần gì? 2 Câu hỏi tưởng dễ nhưng cũng cần rất nhiều sự tập trung và thời gian để thực hiện. Bắt kịp xu hướng, đi trước đối thủ hay dẫn đầu thị trường là điều mà bất kì ai kinh doanh mỹ phẩm cũng đều hướng tới.
Bước 4: Kiểm tra kĩ càng sản phẩm trước khi bán trên thị trường
Uy tín là một trong các tiêu chí mà khách hàng đặt ra hàng đầu để lựa chọn nhà bán hàng. Thị trường mỹ phẩm cực kỳ béo bở dẫn đến khó kiểm soát, tình trạng hàng fake nhái, hàng kém chất lượng tràn lan. Do đó bạn cần cực kỳ khắt khe ở khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguồn hàng. Cần lưu ý các vấn đề sau:
- Với sản phẩm từ thương hiệu lớn: yêu cầu nguồn hàng rõ ràng, tem mác hàng chính hãng, tem chống hàng giả đầy đủ. Có giấy tờ truy xuất nguồn gốc, đơn vị nhập khẩu và phân phối…
- Với hàng sản xuất trong nước: ưu tiên hàng đầu là phải có giấy tờ công bố của bộ y tế, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ khi sử dụng trên cơ thể và các vực nhạy cảm.
Thông thường bạn sẽ phải tự mình dùng thử các sản phẩm một thời gian, khi đã đảm bảo tất cả các tiêu chí bên trên thì mới tung sản phẩm ra thị trường.
Bước 5: Tuân thủ quy định của nhà nước
Nhiều khách hàng đến với Việt Hương đã quên không tìm hiểu kĩ quy định pháp luật của nhà nước về mỹ phẩm, quy định liên quan đến thuế,…Việt Hương luôn khuyên khách hàng của mình phải chấp hành đầy đủ, tránh các trường hợp đáng tiếc như bị thu hàng hoá, cấm kinh doanh, thu hồi sản phẩm do sử dụng dịch vụ của bên thứ ba không đảm bảo uy tín (tại bước 4 Việt Hương đã lưu ý về vấn đề này).
Trang bị kiến thức về pháp luật nhằm hoạt động kinh doanh được tự do, đảm bảo tình hình ổn định, đáp ứng đầy đủ giấy tờ cũng là một cách thức nâng cao sự uy tín của công ty và cá nhân bạn. Tìm hiểu thêm thông tư của bộ y tế tại đây
Bước 6: Xác định nguồn vốn và lựa chọn mô hình kinh doanh mỹ phẩm
Kinh doanh không chỉ đơn giản dừng lại ở việc mở một cửa hàng, nhập hàng về và cứ thế bán, cứ thế rao là có khách. Qua các bước bên trên thì bước này có thể được xem là bước tổng kết lại và đưa ra một mô hình kinh doanh mỹ phẩm phù hợp nhất với nguồn vốn của bạn để nhanh chóng tiến tới thành công.
Xác định nguồn vốn
Vấn đề vốn phải xem xét thật kĩ lưỡng, bạn cần lường trước các chi phí phát sinh, chi phí bắt buộc và chi phí duy trì trong ít nhất từ 3-6 tháng. Bởi nếu bạn để công việc kinh doanh của mình diễn ra trong thời gian ngắn chắc chắn sẽ không đảm bảo được chiến lược kinh doanh của mình có đúng hay không, đôi khi nguồn tài chính cạn kiệt quá nhanh và do đó bạn không thể kiểm tra được các ý tưởng kinh doanh của mình. Nếu việc này lặp đi lặp lại thì dễ dẫn đến việc đánh giá sai nguyên nhân.
Tham khảo chi tiết về vốn kinh doanh mỹ phẩm tại đây: Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?
Xác định mô hình kinh doanh mỹ phẩm
Tại sao không phải là lên kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm mà lại mô hình kinh doanh mỹ phẩm? Bởi để có một bản kế hoạch kinh doanh thì bạn phải có kinh nghiệm kinh doanh trong ngành của mình, nếu bạn lần đầu kinh doanh mỹ phẩm mà bắt tay vào bản kế hoạch chắc chắn sẽ khó có 1 bản kế hoạch thực tế nhất với tình hiện hiện tại của mình.
Và để xác định được mô hình kinh doanh bạn phải trả lời các câu hỏi như sau:
- Khách hàng mục tiêu bạn hướng tới là ai?
- Bạn hay công ty của bạn đem lại giá trị gì cho khách hàng?
- Cách thức hoạt động như thế nào? Dịch vụ hay sản phẩm cho khách hàng, nguồn lực, kênh cung cấp sản phẩm hay dịch vụ,…
- Nguồn thu của bạn như thế nào? Liệt kê chi phí và các nguồn doanh thu dự kiến
Thông thường thì câu hỏi thứ 3 sẽ được chúng ta chú ý và đào sâu hơn cả hay cụ thể là tập trung vào kênh bán hàng để có được doanh thu nhanh nhất. Một số mô hình kinh doanh mỹ phẩm bạn có thể áp dụng phù hợp theo từng thời điểm hoặc kết hợp nhiều mô hình khác nhau. Một số mô hình tham khảo như sau:
# Mô hình kinh doanh online
Nhắc đến kinh doanh online thì không gì xa lạ nữa. Với mô hình này bạn sẽ tập trung bán hàng qua các kênh online như: website, sàn thương mại điện thử, facebook,…Đa phần hiện tại sẽ lựa chọn mô hình kinh doanh online này và khi có doanh thu ổn định sẽ kết hợp thêm mô hình kinh doanh trực tiếp. Ưu điểm chắc chắn là ít tốn kém chi phí vận hành ban đầu, có thể triển khai nhanh và nhược điểm là với một người bán mới chưa có khách hàng quen thì việc xác thực uy tín là yếu tố khiến khách hàng lăn tăn, đồng thời nếu bạn lựa chọn sản phẩm quá phổ biến thì cạnh tranh về giá là yếu tố hàng đầu cần chú ý.
# Mô hình nhà bán lẻ hoặc bán trực tiếp
Mô hình này thì thường sẽ kết hợp đồng thời với mô hình kinh doanh online và rất đa dạng cách thức hoạt động. Người kinh doanh sẽ bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng tại điểm bán sau khi lấy hàng từ nhà phân phối, đơn vị sản xuất. Ưu điểm của mô hình này là có sự uy tín cao với người tiêu dùng, tiếp cận được nhiều khách hàng tự nhiên nếu tập trung tại khu vực phù hợp và nhược điểm là tốn kém chi phí hơn rất nhiều (chi phí mặt bằng, nhập hàng,…)
# Mô hình nhà phân phối
Bạn sẽ là nhà phân phối của các thương hiệu mỹ phẩm có tiếng trên thị trường, phân phối chính hãng thương hiệu từ nước ngoài để bán lại cho người bán lẻ hoặc trực tiếp bán tới người dùng cuối cùng. Ưu điểm là cực kỳ uy tín bởi có các giấy tờ chứng nhận trực tiếp của thương hiệu mỹ phẩm đổi lại nhược điểm là chi phí cao, phụ thuộc vào sự phát triển của thương hiệu, đi kèm nhiều điều kiện khác nhau như không được bán một số thương hiệu khác, phải nhập số lượng lớn.
# Mô hình thương mại điện tử
Mô hình này được xem là sự cải tiến và nâng cấp từ mô hình kinh doanh truyền thống. Tại đây bạn sẽ tập trung nguồn lực vào việc phát triển kênh thương mại điện tử phục vụ cho việc bán hàng và cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho thương hiệu, đơn vị khác, ví dụ như Hasaki. Với mô hình này ưu điểm nổi bật là sự uy tín bởi cung cấp chính hãng hàng loạt các thương hiệu mỹ phẩm khác nhau tuy nhiên mô hình này cũng đỏi hỏi chi phí ban đầu khá lớn và rủi ro cao với người chưa có kinh nghiệm trong ngành.
# Mô hình nhà sản xuất mỹ phẩm
Việt Hương chúng tôi là ví dụ cụ thể nhất về mô hình nhà sản xuất gia công mỹ phẩm. Nhà máy sẽ gia công và sản xuất mỹ phẩm từ nguồn nguyên liệu uy tín dựa theo nhu cầu của khách hàng. Việt Hương là đơn vị uy tín có trên 10 năm kinh nghiệm về nghiên cứu và gia công mỹ phẩm, sở hữu đội ngũ R&D giỏi và có trên 300 công thức mỹ phẩm độc quyền để bạn dễ dàng phát triển công việc kinh doanh mỹ phẩm của mình.
Bạn hoàn toàn có thể kết hợp nhiều mô hình kinh doanh để tăng hiệu quả doanh thu và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Cần xem xét kĩ năng của bạn, tiềm lực tài chính để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất, tránh trường hợp ôm đồm cùng lúc và không kiểm soát được.
Bước 7: Lựa chọn công cụ hỗ trợ kinh doanh mỹ phẩm
Nếu như bạn muốn kinh doanh mỹ phẩm thì chắc chắn cần các công cụ hỗ trợ kinh doanh bởi mã hàng mỹ phẩm thường nhiều kể cả việc bán online hay offline. Việc ghi nhớ bằng đầu óc sẽ có nhiều hạn chế, thế nên khi sử dụng công cụ bạn sẽ quản lý sản phẩm dễ dàng, dễ dàng có đáp án cho câu hỏi nên bán mỹ phẩm gì trong thời gian này (đẩy hàng tồn), nên nhập hàng hóa nào (hàng bán chạy, sắp hết hàng để nhanh chóng nhập hàng tránh bị trôi khách). Một số phần mềm bán hàng cực hot đó là Kiotviet, Sapo, Haravan, Nhanh…
Phần mềm thiết kế Canva cực hot dành cho người bán nếu như bạn muốn tự tay thiết kế các ấn phẩm cho thương hiệu của mình mà không cần tới nhân viên thiết kế. Pancake là phần mềm hỗ trợ trả lời khách hàng, phân loại, đánh dấu khách hàng trên facebook, Instagram, Shopee, Lazada… Ngoài ra, trên thị trường có nhiều công cụ hỗ trợ kinh doanh mỹ phẩm tương tự, bạn có thể tham khảo để lựa chọn công cụ hỗ trợ mình tốt nhất.
Bước 8: Triển khai và theo dõi kết quả
Như đã nói ở trên, kinh doanh mỹ phẩm thành công thì bạn cần có rất nhiều sự kiện cần triển khai để thu hút khách hàng. Trong quá trình triển khai, bạn cần ghi lại kết quả từng ngày, từng giờ để xem chương trình khuyến mãi đó, chương trình giới thiệu sản phẩm mới hay chương trình khai trương… đem lại kết quả như thế nào để có thể thay đổi, khắc phục ngay lâp tức.
Bước 9: Lấy ý kiến và cải thiện
Bí quyết kinh doanh mỹ phẩm thành công đó chính là biết lắng nghe ý kiến của khách hàng, luôn biết cảm ơn và xin lỗi khi cần thiết. Thật không khó khi tìm thấy hàng chục, hàng trăm thương hiệu phải dừng lại khi bảo thủ không chịu thay đổi sản phẩm, cách thức kinh doanh.
Bạn hãy tiếp nhận các ý kiến của khách hàng bằng các đánh giá trên các kênh bán, tạo bảng khảo sát tại cửa hàng hay gửi tới các khách hàng online để xem xét những đánh giá của họ đối với cửa hàng ở thời điểm nhất định hay đánh giá với một sản phẩm nào đó. Chắc chắn, những thương hiệu biết lắng nghe sẽ dễ dàng trụ vững và phát triển.
Sau một quá trình thì người bán mới có thể rút ra kinh nghiệm bán mỹ phẩm, không phải ai cũng được chia sẻ bí quyết kinh doanh mỹ phẩm thành công. Thế nhưng bạn hoàn toàn có thể đi nhanh hơn nếu như có sự chuẩn bị kỹ lưỡng có lượng kiến thức đủ tốt. Hy vọng bài viết về kinh doanh mỹ phẩm của Việt Hương sẽ giúp bạn có khởi đầu thuận lợi để thành công hạn chế rủi ro.