Trào lưu “bỏ phố về rừng” đang lan rộng ra giới trẻ, họ muốn tìm kiếm được cuộc sống thoải mái và vui vẻ khi kề cận cha mẹ, gia đình. Nếu như bạn đam mê các sản phẩm chăm sóc da, tóc, body, các sản phẩm makeup thì bạn đừng lo. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm đã tràn ngập từ nông thôn đến thành thị. Bạn có thể mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê, vừa thỏa mãn đam mê, vừa có thể “bỏ phố về rừng” hoặc lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương của mình. Sau đây là kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm ở quê dành cho người mới bắt đầu, bạn đừng bỏ qua nhé!
Ưu nhược điểm của việc mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê
Dù ở bất cứ đâu, việc mở cửa hàng mỹ phẩm cũng có ưu nhược điểm nhất định, bạn cần nắm rõ để có hướng bán hàng phù hợp, đem lại lợi nhuận tốt!
Ưu điểm
- Ưu điểm đầu tiên phải kể đến khi mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê đó là chi phí mặt bằng rẻ, chỉ bằng ⅓ thậm chí là ⅕ so với các mặt bằng trên thành phố lớn. Thậm chí, bạn có thể mở mặt bằng tại gia đình mình để tiết kiệm 1-5 triệu mỗi tháng tiền thuê cửa hàng. Song song với việc chi phí thuê rẻ thì các mục liên quan đến thiết kế chi công cửa hàng ban đầu cũng không quá đắt đỏ như thành phố.
- Ưu điểm thứ 2 về sức cạnh tranh. Hầu như ở các vùng quê, huyện, thị xã thì mật độ cửa hàng mỹ phẩm không quá dày đặc như ở thành phố. Người đi qua cửa hàng của bạn cũng có thể dễ ghi nhớ tên, địa điểm để ghé thăm khi có nhu cầu. Thậm chí họ còn có thể truyền tai nhau khi thấy ấn tượng về cửa hàng của bạn.
Nhược điểm
- Nhược điểm đầu tiên về việc khó tiếp cận với khách hàng. Có một số tệp khách hàng của bạn sẽ ít, thậm chí là không đi qua khu vực cửa hàng để biết đến sự tồn tại của cửa hàng bạn. Thế nên, khi này cần sự khéo léo của người chủ cửa hàng, cũng như sự trợ giúp của các công cụ mạng xã hội, internet để nhiều khách hàng biết tới cửa hàng của bạn hơn.
- Nhược điểm tiếp theo phải kể đến việc tìm kiếm nhân viên chuyên nghiệp. Hầu như các chủ cửa hàng mỹ phẩm cần có thời gian đào tạo cẩn thận, dài lâu để có thể tư vấn và giao tiếp tốt được với khách hàng. Nếu ở trung tâm thành phố thì tuyển nhân viên sẽ dễ dàng hơn nhưng ở quê thì lại khác, đây cũng có thể là một khó khăn nếu như cửa hàng offline kinh doanh tốt.
Những chuẩn bị cần thiết khi mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê
Để không phải chật vật khi lần đầu mở cửa mỹ phẩm ở quê, bạn đừng quên dắt túi những chuẩn bị cần thiết sau nhé!
Lựa chọn và tìm nguồn hàng ổn định
Vì lượng dân cư ở các vùng quê, huyện, thị xã không đông, thế nên chúng ta không nhập tràn lan các sản phẩm mỹ phẩm mà nên biết chọn lọc. Bạn nên bắt đầu bằng các sản phẩm mỹ phẩm trang điểm cơ bản, tiếp theo là chăm sóc da cơ bản, chăm sóc tóc, body… với mức giá không quá đắt đỏ và lượng hàng vừa phải. Vừa bán vừa nghe ngóng nhu cầu của khách hàng để điều chỉnh lượng nhập hoặc mẫu mã mà nhiều khách hàng đang cần.
Nguồn hàng ổn định cũng là điểm mấu chốt để bạn có thể kinh doanh mỹ phẩm ở bất cứ đâu. Khi có nguồn hàng ổn định bạn mới có thể dễ dàng tạo lòng tin, chốt sale với khách hàng.
Tìm địa điểm, trang trí cửa hàng
Các địa điểm phù hợp để mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê đó là các mặt tiền đường lớn, đông đúc người đi lại. Địa điểm này nên gần tụ điểm ăn chơi, mua sắm của cả vùng, gần các cơ quan, đoàn thể hay công ty trong vùng để khách hàng của bạn dễ quan sát, ghé thăm và mua hàng. Tùy vào lượng vốn mà bạn chuẩn bị để bạn chọn mặt bằng. Thế nhưng, bạn không nên lựa chọn các mặt bằng quá lụp xụp, nếu không cải tạo sẽ tạo nên sự xuề xòa, mất uy tín, từ đó không tạo được lòng tin tới khách hàng. Các cửa hàng mỹ phẩm ở quê hay thành phố đều cần sự sáng sủa, sạch sẽ, tinh tươm… vì đây là nơi ươm mầm cho cái đẹp.
Về việc setup và trang trí cửa hàng bạn có thể cân nhắc chuyện thuê đơn vị thiết kế. Các cửa hàng được thiết kế theo phong cách riêng sẽ tạo ấn tượng cho khách hàng hơn là thi công chung chung, cửa hàng nào cũng giống cửa hàng nào.
Chuẩn bị đăng ký giấy phép kinh doanh
Đây là việc cần thiết dù bạn kinh doanh sản phẩm nào. Các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đứng tên đại diện cho hộ gia đình cần nộp giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh và nộp lệ phí tới cơ quan có thẩm quyền. Điền đầy đủ thông tin và chuẩn bị các giấy tờ xác minh ví dụ như hợp đồng cho thuê nhà…
Sau đó bạn sẽ được nhận giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu đầy đủ chính xác thông tin hoặc báo bổ sung, sửa lại nếu thiếu sai…
Marketing và bán hàng online khi mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê
Dù mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê, bạn cũng đừng quên cần có các chính sách marketing và bán hàng online để mở rộng nguồn thu nhập nhé.
Kết bạn với khách hàng, thường xuyên cập nhật sản phẩm mới lên trang mạng xã hội
Đây là việc bạn nên làm khi mới bắt đầu kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm. Bạn cần mở rộng danh sách bạn bè lẫn khách hàng. Bạn hoàn toàn có thể marketing 0đ bằng việc này, thường xuyên cập nhật mẫu mã mới, hàng về hay các ưu đãi giảm giá, tặng quà để thu hút họ tiếp tục ghé thăm cửa hàng. Livestream để kích thích mua hàng, tăng tương tác tới các khách hàng mến thương. Nếu như lượng friend của bạn đã đầy thì hãy mời họ ấn like fanpage của cửa hàng nhé!
Nếu như khách hàng không tiện ghé thăm thì bạn hãy mở dịch vụ ship hàng trong khu vực, đây là một ý tưởng không hề tồi. Thậm chí bạn có thể đăng bán trên các trang thương mại điện tử để khách hàng trong các khu vực tiện mua hàng hơn.
Phát tờ rơi, in ấn standee, băng rôn quảng cáo tạo thu hút
Đây vẫn là cách thức marketing không hề lỗi thời. Những sản phẩm mồi, sản phẩm đích bạn cần khách hàng biết tới nhiều hơn có thể tạo các chương trình khuyến mãi. Song song với việc đăng lên mạng xã hội thì bạn có thể thực hiện việc phát tờ rơi, in ấn standee, băng rôn quảng cáo để khách hàng chú ý khi đi qua. Việc giảm giá sốc nhân các ngày kỷ niệm, ngày lễ cũng áp dụng tương tự bạn nhé.
Riêng việc phát tờ rơi có thể phát xung quanh khu vực công ty, trường cấp 3, các cơ quan đoàn thể, ngã 3… tới các khách hàng mục tiêu mà bạn muốn tới.
Trên đây là các kinh nghiệm mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê dành cho người mới bắt đầu vô cùng hữu ích. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết. Chúc bạn đọc mở cửa hàng suôn sẻ và có lợi nhuận cao.