Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm là bước quan trọng để xây dựng và phát triển công việc kinh doanh của bạn được thuận lợi để thành công nhanh và vững vàng hơn. Việc lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm sẽ là bước khó khăn đầu tiên mà bạn phải trải qua. Bạn cũng đừng lo lắng, với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành mỹ phẩm thì Việt Hương sẽ giúp bạn thực hiện các bước cơ bản và được phân tích đầy đủ trong bài viết này.
1. Xác định khách hàng mục tiêu
Mỗi người sẽ có một nguồn hàng nhất định có thể là hàng xách tay, hàng nhập khẩu, hàng gia công trong nước… Thế nhưng với loại hàng mỹ phẩm nào cũng cần xác định khách hàng mục tiêu. Đây bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để quyết định việc mình có kinh doanh thành công hay không!
Tại sao lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cần xác định khách hàng mục tiêu
Bạn không thể đem các loại máy móc như máy gặt lúa, máy cấy mạ… bày bán ở thành thị, nơi người dân không làm đồng dù giá của bạn có tốt, hay chất lượng sản phẩm có “đỉnh cao”.
Cũng tương tự như mỹ phẩm, bên cạnh việc trang bị các kiến thức về mỹ phẩm, đặc biệt là nguồn mỹ phẩm bạn sẽ phân phối sau này thì xác định xem mỹ phẩm này phù hợp với ai là điều vô cùng quan trọng. Khi kế hoạch bán hàng nhắm đúng vào các khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn thì tỷ lệ chốt đơn sẽ tăng cao, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.
Ví dụ, sản phẩm của bạn là mỹ phẩm giá thành vừa phải… có thể hướng tới các khách hàng học sinh, sinh viên, người mới đi làm… để mở cửa hàng ở khu vực đông sinh viên, mở rộng bán hàng online trên các kênh bán hàng như instagram, tiktok (mạng xã hội phần đa người trẻ sử dụng)…
Một số gợi ý để xác định khách hàng mục tiêu
Để xác định được khách hàng mục tiêu bạn cần “phác thảo” được chân dung khách hàng trong bản kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm của mình. Các yếu tố cơ bản gồm giới tính, độ tuổi, thu nhập, sở thích, địa điểm khu vực sinh sống… Sản phẩm của bạn là các dòng sản phẩm ngừa lão hóa, cải thiện nếp nhăn thì đối tượng sẽ là phụ nữ trên 30 tuổi. Mỹ phẩm nhập khẩu có mức giá cao dành cho khách hàng thu nhập cao…
Khi bạn chạy quảng cáo sản phẩm của mình trên Internet, cũng cần thiết lập chân dung khách hàng để hướng quảng cáo của bạn tới đúng đối tượng bạn mong muốn. Tương tự với khách hàng offline, sẽ có cách bán, bố trí sản phẩm, chương trình khuyến mãi… phù hợp với đối tượng khách của bạn.
2. Xách định kênh bán hàng khi lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm
Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu, thì không thể thiếu xác định kênh bán, mô tả kế hoạch kinh doanh bán mỹ phẩm có đầy đủ hay không, phụ thuộc rất nhiều vào bước xác định kênh bán.
Mọi người thường mỹ bán mỹ phẩm sẽ bán online hoặc bán tại cửa hàng. Trên thực tế thì bạn mỹ phẩm còn nhiều kênh nhỏ hơn để cho mọi người lựa chọn khai thác. Không nhất thiết bán mỹ phẩm lại phải có cửa hàng mỹ phẩm. Thế nhưng, không thể phủ nhận một cửa hàng mỹ phẩm sẽ gia tăng tính uy tín cho sản phẩm. Nếu như bạn có lợi thế về số vốn ban đầu thì không nên bỏ qua. Một số kênh bán hàng mỹ phẩm để bạn tham khảo:
- Bán mỹ phẩm trên trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, TIKI, Sendo: Bán hàng trên sàn thương mại điện tử là một kênh trung gian đáng thử vì bạn sẽ mất ít chi phí marketing hơn các kênh khác. Hãy tạo cho mình sự khác biệt, nổi trội về giá, hình ảnh đẹp, uy tín hay những lượt đánh giá tốt về chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh kênh bán hàng này.
- Bán hàng mỹ phẩm trên mạng xã hội: Các mạng xã hội hiện nay đó là Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram… bạn có thể đăng bán trên fanpage hoặc trang cá nhân. Ngoài việc đăng bài đăng rồi chạy quảng cáo thì livestream, tạo nội dung sáng tạo để lên xu hướng cũng là một cách hàng bán hàng. Đây là kênh bán hàng mỹ phẩm hầu như các cửa hàng đều sử dụng. Nếu như bạn có lợi thế về ăn nói, sáng tạo content thì hãy thử livestream, tạo video ngắn trên các nền tảng. Lợi thế về kỹ thuật cài đặt quảng cáo thì hãy tạo các chiến dịch quảng cáo về sản phẩm mình đang phân phối. Khi lập kế hoạch bán hàng mỹ phẩm bạn cần hiểu rõ lợi thế để tận dụng tối đa kênh bán này.
- Bán hàng thông qua đại lý, cộng tác viên: Các đại lý hay cộng tác viên có thể nhập hàng của bạn để họ phân phối qua các kênh của họ. Đây là kênh bán dành cho những người có lợi thế về giá của nguồn hàng, lợi thế về các mối quan hệ hay nhiều người biết đến.
- Bán hàng thông qua các hội nhóm: Hội nhóm trên Internet là mảnh đất màu mỡ vì không dùng quá nhiều chi phí marketing mà bạn vẫn có thể bán được hàng. Cụ thể bạn có thể bán hàng trong các nhóm mà thành viên nhóm là khách hàng đối tượng, các bài bán hàng thu hút ví dụ như là sở hữu hàng mới về, sở hữu hàng sale giá siêu tốt, sở hữu mặt hàng hot…thường là bài mà thành viên hội nhóm quan tâm. Hoặc bạn có thể tạo cộng đồng các khách hàng thuộc khách hàng mục tiêu để thường xuyên đăng bán sản phẩm có giá tốt hơn giá niêm yết, thanh lý các sản phẩm… cũng là một cách sáng tạo.
- Bán hàng tại cửa hàng: Tuy không có gì mới mẻ nhưng bán mỹ phẩm tại cửa hàng vẫn là kênh bán đáng đầu tư. Bạn có thể để khách hàng sử dụng trực tiếp sản phẩm, khách hàng có thể tiếp cận các ưu đãi của cửa hàng trực quan. Thế nhưng nếu không có lợi thế về vốn thì khi lập kế hoạch bán hàng mỹ phẩm bạn cũng không cần quá bối rối và lo lắng, thay vào đó hãy đầu tư vào các kênh trong tầm tay.
- Bán hàng thông qua các KOCs: Việc thuê một người nổi tiếng giới thiệu sản phẩm của bạn để tăng độ uy tín là xưa rồi. Bạn có thể mời các người nổi tiếng sử dụng sản phẩm của bạn, đánh giá hoặc quảng cáo trên trang của họ. Sau đó họ sẽ gắn link sản phẩm của bạn để người theo dõi của người nổi tiếng này mua hàng. Họ sẽ được tiền tiếp thị liên kết và bạn sẽ bán được hàng dễ dàng hơn.
3. Nghiên cứu thị trường và đối thủ một cách kỹ càng
Nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn có phương án bán hàng đúng đắn và cả phương án nhập hàng cho phù hợp với sức mua của thị trường lúc bấy giờ hoặc khu vực bạn bán. Hãy nghiên cứu thị trường bạn hướng đến họ đang thiếu gì, bạn có gì để đáp ứng nhu cầu của họ.
Ví dụ như, bạn bán mỹ phẩm ở tỉnh, các em học sinh cấp 3, sinh viên hoặc người có thu nhập thấp đang mong muốn sở hữu các sản phẩm makeup có mức giá vừa phải để đáp ứng nhu cầu làm đẹp thì bạn có thể tăng các sản phẩm trong phân khúc này để đối tượng kể trên có thể mua dễ dàng hơn.
Ông cha ta đã nói “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” và tất nhiên chúng sẽ luôn đúng kể cả trong trận chiến thương trường. Đối thủ của bạn có thể bán giống các mặt hàng bạn đang phân phối, đối thủ cùng tệp khách hàng mục tiêu… thậm chí là đối thủ về kênh bán. Khi lập kế hoạch bán hàng mỹ phẩm bạn hãy tạo điểm khác biệt với đối thủ để khách hàng có thể ghi nhớ sản phẩm, cửa hàng của bạn trong hàng trăm loại sản phẩm, hàng nghìn cửa hàng ngoài kia. Ví dụ như cửa hàng hay các các đợt giảm giá tốt, hay có các combo hàng tiết kiệm… hoặc chương trình liên kết với nhiều người nổi tiếng…
Sau khi nghiên cứu thị trường và đối thủ chắc hẳn bạn sẽ có cách lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm với các hướng bán hàng, marketing phù hợp với mặt hàng, cửa hàng của bạn.
4. Thiết lập giá và chương trình khuyến mãi một cách thông minh
Giá hay các chương trình khuyến mãi vẫn là điểm sáng để tạo ra sự khác biệt giữa cửa hàng, mặt hàng mà bạn kinh doanh để thu hút hay tạo sự tin yêu với khách hàng. Vậy hãy lập kế hoạch kinh doanh bán mỹ phẩm có mức giá và chương trình khuyến mãi phù hợp và thông minh nhé!
Thiết lập giá
Bạn không nên cho rằng giá càng rẻ càng tốt. Đừng tham bán rẻ vì bạn còn phải chi trả các chi phí vận hành như tiền mặt bằng, tiền thuê nhân viên, tiền làm marketing… Mức giá cần có sự cân đối với các mặt hàng trong cùng phân khúc hay các đối thủ cùng bán mặt hàng này. Bạn có thể cân nhắc có mức giá tốt trên thị trường đối với một vài sản phẩm trong gian hàng của bạn để làm đầu phễu thu khách hàng. Hầu như các khách hàng đều mua nhiều hơn 1 sản phẩm mỗi lần ghé thăm. Bạn có thể bán các sản phẩm khác đi kèm tăng doanh số.
Thiết lập chương trình khuyến mãi
Giá cả có thể thay đổi nhờ các chương trình khuyến mãi. Bạn cần tính toán các các chương trình khuyến mãi tạo cảm giác “hời” cho khách hàng khi mua hàng. Chương trình khuyến mãi cũng cần được giới thiệu rộng rãi trên các kênh bán hàng để đem lại lợi nhuận tốt cho cả chiến dịch.
Một số chương trình khuyến mại thường được áp dụng với mỹ phẩm:
- Giảm giá trực tiếp: mới bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm thì đây thường là cách đước sử dụng nhiều nhất để thu hút khách hàng biết đến thương hiệu của mình. Giảm giá trực tiếp chắc chắn sẽ tạo động lực cho khách dễ dàng ra quyết định hơn.
- Tặng quà: cách thức tặng quà cũng có nhiều ý tưởng để bạn áp dụng, không chỉ đơn thuần là tặng quà bình thường. Bạn có thể tặng sản phẩm thử, kết hợp tặng sản phẩm của các đối tác của mình…
- Chương trình tích điểm: đây là cách thức phổ biến của nhiều sàn thương mại điện tử lớn trên thị trường. Và với công nghệ hiện tại bạn dễ áp dụng cho thương hiệu của mình mà không tốn kém quá nhiều chi phí. Tích điểm sẽ giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu và tăng tỉ lệ quay lại mua hàng.
- Chương trình ưu đãi cho khách hàng thân thiết: đây cũng có thể xem là biến thể của chương trình tích điểm hoặc bạn cũng hoàn toàn có thể tách riêng thành 1 chương trình khác. Hoạt động này nhằm giúp giữ chân khách hàng của mình đồng thời cũng là 1 cách phân loại để bạn có các hoạt động chăm sóc đặc biệt hơn.
5. Phải có kế hoạch tài chính
Xác định cụ thể chi phí vốn và lợi nhuận dự kiến là cần thiết để hoạt động kinh doanh được hiệu quả, đây là bước mà kinh doanh bất kì ngành nghề nào đều phải có không chỉ riêng gì kinh doanh mỹ phẩm.
Một số chi phí ban đầu cần tính toán như: chi phí sản xuất nếu có, chi phí cho các kênh marketing như: quảng cáo facebook, google, chí phí vận chuyển và các chi phí liên quan như mặt bằng, nhân viên. Còn với lợi nhuận dự kiến thì bạn phải dựa vào giá thành mà bạn đã ước tính sau khi phân tích thị trường.
Để dễ dàng thì bạn có thể lên danh sách toàn bộ các chi phí sau đó chọn lọc phí bắt buộc phải có dựa theo các bước bên trên, lời khuyên là bạn cần có nguồn vốn để duy trì được tối thiểu từ 3 đến 6 tháng, bởi với kinh nghiệm làm việc với nhiều khách hàng kinh doanh mỹ phẩm thì giai đoạn ban đầu sẽ va vấp nhiều khó khăn. Do đó 3 đến 6 tháng là phù hợp để bạn vượt qua được, tránh trường hợp chưa hết sức thì đã hết tiền và không đúc rút được kinh nghiệm gì cả.
6. Xác định rủi ro và đề xuất hướng giải quyết trong bản kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm
Kinh doanh song song với rủi ro, thế nên bạn cần chuẩn bị tinh thần để đón nhận các rủi ro có thể gặp phải để giải quyết nhanh chóng, tránh để lại hậu quả thậm chí xoay chuyển bố cục chuyển bại thành thắng. Sau đây là một số rủi ro điển hình bạn nên có trong bản mô tả kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm.
- Khách hàng có phản hồi xấu về sản phẩm: Điều này rất dễ xảy ra, và thực sự nghiêm trọng nếu phản hồi trên internet vì sẽ để nhiều người biết đến hơn. Bạn cần “ngay lập tức” xin lỗi và tìm hiểu rõ nguyên nhân, đưa ra cách giải quyết thỏa đáng cho khách hàng.
- Mất hàng, không kiểm soát được hàng: Đây là rủi ro thường gặp dù cho bạn kinh doanh đã lâu. Bạn nên đầu tư vào các phần mềm quản lí hàng hóa và dành thời gian mỗi tuần để cùng nhân viên đối soát hàng hóa.
- Nguồn cung bị đứt gãy: Nhất là trong đại dịch vừa qua việc luân chuyển hàng hóa giữa các nước cực kỳ khó khăn. Bạn có thể rơi vào trường hợp khách muốn mua mà không thể bán. Vậy nên hãy cho mình một phương án tốt khi không thể nhập được hàng.
Gợi ý một số xu hướng bán mỹ phẩm cực hot hiện nay
Xu hướng bán mỹ phẩm cũng như cách thức kinh doanh ngày càng đa dạng. Để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng thì các bạn cũng cần nắm bắt được những xu hướng mới trong lĩnh vực này.
Bán hàng đa kênh, bán hàng kết hợp nhiều kênh
Như phần trên của bài viết đã kể đến các kênh bán hàng hiện nay. Thế nhưng, bạn sẽ không tối ưu được khách hàng nếu như không liên kết giữa các kênh bán. Ví dụ khách hàng thích được freeship, bạn có thể dẫn khách đến trang thương mại điện tử để họ mua hàng. Khách có thể áp mã freeship, giảm giá, bạn không mất khách mà còn tạo cơ hội cho khách mua các sản phẩm khác, quay lại mua dễ dàng. Đặc biệt là khách hàng có trải nghiệm vui vẻ khi mua.
Ngoài ra, xu hướng KOCs đang lên ngôi, thật chậm chân nếu bạn rời khỏi cuộc chơi này! Các KOCs thường kiếm tiền bằng tiền tiếp thị liên kết. Bạn có thể booking các người có tầm ảnh hưởng này review, đánh giá sản phẩm sau đó đặt link mua hàng trực tiếp. Họ có tiền tiếp thị liên kết còn bạn lại bán được hàng ngay và luôn.
Tương tự các kênh khác, bạn cần có sự móc nối để có thể “lọt sàng xuống nia” tránh bị rơi rớt khách hàng.
Bán mỹ phẩm gia công thương hiệu riêng
Hiện nay việc nhập hàng hóa mỹ phẩm ở nước ngoài cũng tương đối dễ dàng, do đó dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt về giá, chưa kể hàng hoá giả lẫn lộn trên thị trường. Một hướng đi khác mà bạn có thể cân nhắc là dịch vụ gia công mỹ phẩm thương hiệu riêng. Hiện nay có rất nhiều brand mỹ phẩm của Việt Nam được người tiêu dùng tin tưởng đều gia công trong nước, cho nên bạn cũng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng. Và Việt Hương Cosmetics là một trong các đối tác gia công mỹ phẩm uy tín hàng đầu hiện này, đội ngũ R&D trên 10 năm kinh nghiệm, là một trong đơn vị tiên phong về mỹ phẩm trên toàn quốc chắc chắn sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của bạn.
Kết luận
Tổng kết lại việc kinh doanh ngành hàng mỹ rất tiềm năng nhưng cũng không kém phần thách thức. Để thành công bạn cần thực hiện nghiêm túc các bước lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm mà Việt Hương đã chia sẻ. Một bản kế hoạch được đầu tư tâm huyết sẽ giúp nhanh chóng tạo ra thành quả cho chính mình. Chúc bạn thành công!